Bằng việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh (ít chất béo có hại) và tập thể dục điều độ, không ít bệnh nhân đã tìm ra “lối thoát” cho riêng mình. Vậy bệnh mỡ máu kiêng gì? Mọi loại dầu mỡ, chất béo có cần phải kiêng không? Hãy tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây.
Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa ăn uống và sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, đã được tranh luận sôi nổi trong rất nhiều năm. Trong đó, bệnh mỡ máu được biết đến là tác nhân hàng đầu gây những biến cố tim mạch và tai biến mạch máu não. Vì vậy kiêng gì để điều hòa nồng độ mỡ máu trong cơ thể rất được quan tâm.
Những Quan Niệm “Kiêng Cữ” Sai Lầm Trong Bệnh Mỡ Máu
Không ít người đã lầm tưởng rằng khi bị bệnh máu nhiễm mỡ thì không nên ăn mọi loại chất béo. Vậy mỡ máu kiêng gì? Đây là những gì bạn cần biết:
- Không phải tất cả các chất béo đều được tạo ra như nhau.
- Loại chất béo bạn ăn cần được quan tâm hơn là số lượng

Chất béo được chia làm 4 loại:
- Chất béo không bão hòa đa: Là chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng có trong Các loại hạt và dầu hạt, một số hải sản và cá béo.
- Chất béo không bão hòa đơn: Là chất béo tốt có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật thịt gà, thịt bò, sữa, hạt đậu, dầu thực vật (dầu canola, dầu ô liu)… Một số chất béo không bão hòa nhất định có thể giúp tăng tốc độ gan tái hấp thu và phân hủy cholesterol xấu.
- Chất béo bão hòa: Mức độ lành tính thấp hơn chất béo không bão hòa đơn và đa, chủ yếu có trong thịt đỏ, nội tạng và các sản phẩm từ sữa. Những chất béo khiến cho gan sản xuất nhiều cholesterol xấu hơn.
- Chất béo chuyển hóa: Đây là những loại dầu thực vật đông đặc được sản xuất từ quá trình nhân tạo được gọi là hydro hóa. Nhóm chất béo này bao gồm: Bơ thực vật dạng thanh và nhiều chất béo tương tự, bánh nướng công nghiệp, thực phẩm chiên giòn như mì tôm, lạp xưởng, xúc xích, bánh quy… Chất béo chuyển hóa không chỉ làm tăng mức độ cholesterol xấu (LDL-c) mà còn làm giảm mức độ cholesterol tốt (HDL-c). Chính vì lý do này, chúng là chất béo có hại nhất.
Ngoài ra, dầu cá Omega-3 được biết đến là một chất béo lành mạnh nhất, làm giảm chất béo trung tính. Omaga-3 được sử dụng làm thuốc hạ mỡ máu và thay thế chất béo trong chế độ ăn.
Mặc dù tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao có thể có lợi cho một số trường hợp nhưng Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) , Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (NHLBI) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đồng ý rằng phương pháp ăn kiêng hiệu quả nhất để cắt giảm lượng cholesterol trong máu. Hãy lựa chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa thay vì thực phẩm chứa chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.
Một bài báo nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ đã theo dõi 344.696 người tham gia trong 4–10 năm. Kết quả sau khi thay đổi loại chất béo ăn vào cho thấy:
Những người tham gia cắt giảm 5% lượng chất béo bão hòa và thay thế bằng chất béo không bão hòa đa có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành hoặc tử vong liên quan đến bệnh mỡ máu ít hơn đáng kể.
Bị Mỡ Máu Có Phải Kiêng Trứng và Tôm Không?
Trứng và tôm là hai thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn. Nhiều người cho rằng, trong trứng và tôm rất nhiều chất béo nên phải tuyệt đối cắt bỏ trong khẩu phần ăn của người mỡ máu.
Liệu điều này có phải là “ngộ nhận”?
Dưới đây chính là câu trả lời:
– Trong một quả trứng chứa 186 mg cholesterol nhưng chỉ chứa rất ít chất béo bão hòa. Trứng rất giàu protein chất lượng cao và các chất dinh dưỡng khác bao gồm choline, cần thiết cho chức năng gan và cơ. Choline gần đây cũng được biết đến nhiều hơn với vai trò phát triển não bộ của thai nhi và trẻ sơ sinh. Các bằng chứng hiện tại không ủng hộ việc hạn chế ăn trứng ở người mỡ máu cao.
– Tôm cũng giống như trứng, rất giàu cholesterol (chứa 124 mg/100 gam). Tuy nhiên, tôm không chứa chất béo bão hòa và không làm tăng mức cholesterol trong máu.
Vì vậy, việc kiêng ăn trứng và tôm ở những người bị máu nhiễm mỡ là sai lầm. Bởi, ngoài việc không làm tăng cholesterol máu ra, trong hai thực phẩm này còn rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết với cơ thể.
Cần Kiêng Gì Để Kiểm Soát Tốt Mỡ Máu?
Chế độ ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến phần lớn bệnh nhân mỡ máu. Vậy mỡ máu kiêng gì? Cùng điểm mặt 10 loại thực phẩm bạn cần phải tránh xa nếu không muốn bệnh mỡ máu trầm trọng hơn.
Thịt đỏ có mỡ
Thịt đỏ có mỡ bao gồm bít tết, thịt lợn, thịt bê và thịt cừu. Thịt đỏ có hàm lượng chất béo bão hòa cao hơn so với thịt trắng và có liên quan đến sự gia tăng nồng cholesterol bất thường trong máu.
Cộng đồng khoa học đang tranh luận về vấn đề này, tuy nhiên Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ vẫn khuyến cáo hạn chế tiêu thụ thịt đỏ.
Đáng chú ý, mặc dù thịt gà có lợi cho người mỡ máu nhưng ngược lại trong da gà có rất nhiều chất béo không no. Vì vậy, cần phải loại bỏ phần da trước khi sử dụng.
Thịt đã qua chế biến
Các sản phẩm đã qua chế biến như giăm bông, xúc xích, mì ống, thịt ba chỉ, thịt xông khói và các sản phẩm tương tự.
Thịt đã qua chế biến có mối liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người mỡ máu cao bởi chúng chứa một lượng lớn muối và các chất bảo quản khác.
Thực phẩm chiên, rán
Bao gồm những đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên,…
Chúng thường được chiên trong các loại dầu đã sử dụng nhiều lần, tạo thành các chất béo chuyển hóa. Điều này làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nội tạng động vật: Thận và gan
Trong nội tạng động vật đặc biệt là gan và thận đều có chứa các chất béo bão hòa làm tăng cholesterol máu và triglycerid. Vì vây, không nên sử dụng các loại thực phẩm này trong bữa ăn của người bị bệnh máu nhiễm mỡ.
Dầu dừa, dầu cọ
Chất béo bão hòa có nguồn thực vật như dầu dừa có thể cải thiện bệnh mỡ máu bằng cách giảm nồng độ LDL-c và tăng HDL-c. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận về việc dầu dừa có nên được khuyến khích cho sức khỏe tim mạch hay không. Khuyến cáo chung vẫn là hạn chế sử dụng trong khẩu phần ăn nếu đã có cholesterol máu cao.
Các sản phẩm từ sữa: pho mát, kem sữa
Trong pho mát, kem sữa có tỷ lệ lớn chất béo bão hòa làm tăng nồng độ cholesterol máu, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa ở những người mỡ máu cao. Hãy cắt bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn của bạn.
Dầu hydro hóa hoặc hydro hóa một phần
Bơ và dầu thực vật thường được sử dụng trong các món nướng, đóng gói, chế biến cao chiên nhiều lần như: mì tôm, bim bim,….
Những loại dầu này là một loại chất béo chuyển hóa, làm bệnh mỡ máu nặng hơn, gây hại cho sức khỏe tim mạch người sử dụng.
Muối
Chế độ ăn nhiều muối sẽ làm tăng natri máu dẫn đến tăng huyết áp. Tăng huyết áp được biết đến là yếu tố nguy cơ của các rối loạn chuyển hóa trong đó có rối loạn lipid máu hay còn gọi là bệnh mỡ máu.
Đường
Đường có trong đồ uống có đường, bánh ngọt, món tráng miệng, thực phẩm chế biến làm từ siro có hàm lượng fructose cao hoặc các loại đường bổ sung khác.
Chế độ ăn nhiều đường làm tăng tổng lượng cholesterol cũng như triglyceride và LDL cholesterol trong máu. Ngoài ra, ăn quá nhiều đường có thể gây ra các vấn đề như béo phì, bệnh tim và tiểu đường.
Rượu
Tất cả các loại rượu đều có thể làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu. Uống quá nhiều rượu thường xuyên có thể làm trầm trọng bệnh máu nhiễm mỡ, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Để kiểm soát toàn diện mỡ máu, ngoài việc thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt, hiện đã có giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho người bị máu nhiễm mỡ, mang tên Kyoman. Duy trì Kết hợp sử dụng sản phẩm chiết xuất từ các thảo dược quý hiếm KYOMAN sẽ giúp hạ mỡ máu, giảm mỡ gan nhanh chóng và ngăn ngừa các biến cố tim mạch.
Trên đây là bài viết giúp bạn biết mỡ máu kiêng gì và những sai lầm ăn kiêng phổ biến trong bệnh máu nhiễm mỡ, rất mong bài viết trên sẽ là lời giải đáp trọn vẹn cho những băn khoăn của bạn.
Để được tư vấn cụ thể về phương pháp hạ mỡ máu hiệu quả, bạn vui lòng gọi ngay Tổng đài (miễn cước) 1800.1796 để nhận hỗ trợ kịp thời từ chuyên gia.