Rối loạn lipid máu hay còn gọi là mỡ máu cao được quan tâm rất nhiều bởi những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người như: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Rất nhiều bệnh nhân bị bệnh hàng vài chục năm mà không có tiến triển nhưng nhờ uống thuốc nam trong thời gian dài bệnh cải thiện rõ rệt. Dưới đây là một số vị thuốc nam trị mỡ máu cao chúng tôi gửi tới bạn đọc tham khảo.
Thế Nào Là Thuốc Nam?
Thuốc nam là những vị thuốc (sống hoặc đã qua chế biến) hay một chế phẩm thuốc được chế từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc ở Việt nam hoặc được di thực và được trồng ở Việt Nam.
Từ xa xưa, thuốc nam là loại thuốc sử dụng chính trong đời chữa của nhân dân, với những thực vật, động vật, khoáng vật rất dễ tìm nhưng lại chữa được rất nhiều bệnh.
Những Cây Thuốc Nam Trị Mỡ Máu
Xuất phát từ ý niệm “Thuốc nam là dành cho người Nam” các danh y nổi tiếng đã áp dụng những vị thuốc có sẵn tại quê nhà để chữa bệnh cho nhân dân.
Trải qua hàng một thời gian dài, con người đã nhận thấy rằng: Một số loài thực vật, động vật,.. không những nuôi sống con người mà có một vai trò quan trọng trong phòng và chữa bệnh. Dưới đây là một số cây thuốc nam trị mỡ máu cao.
Hà diệp (lá sen)
Lá sen được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Trong y học cổ truyền, lá sen được dùng ở dạng tươi hay phơi, sấy khô của cây Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) có tác dụng hạ mỡ máu, điều trị gan nhiễm mỡ, chữa các chứng sốt về mùa hè, say nắng, trúng thử (nắng) gây vừa nôn vừa ỉa chảy. Ngoài ra, lá sen khô, sao đen, sắc uống có tác dụng chỉ huyết.

Cách làm: Dùng 1-2 lá sen tươi hay phơi khô đem rửa sạch, thái nhỏ, hãm nước uống hết trong ngày. Uống khoảng 3- 6 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chú ý: Không để nước lá sen qua đêm.
Trà Hoa vàng trị mỡ máu
Trà hoa vàng (Camellia spp.) là một loại thực vật hạt kín thuộc họ chè (Theaceae), phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên. Bên cạnh giá trị làm cây cảnh, trà hoa vàng được đặc biệt quan tâm do giá trị dược lý của chúng mang lại.
Các hoạt chất sinh học trong trà hoa vàng có khả năng chống oxy hóa, nhiều hoạt chất được chứng minh có vai trò quan trọng trong:
- Phòng chống lão hoá
- Hỗ trợ điều trị ung thư
- Giải độc, thanh nhiệt cho gan
- Điều trị mỡ máu cao, nhất là thành phần cholesterol có trong máu
- Ổn định huyết áp, đường huyết, giảm nguy cơ đột quỵ và các biến cố tim mạch
- Duy trì sức đề kháng của của cơ thể và hỗ trợ giảm cân

Cách làm:
- Dùng 5-10 bông hoa trà khô cho vào ấm thủy tinh, hãm với 200ml nước sôi.
- Để 10 phút nước trà sẽ có màu vàng đẹp mắt, nước trong, mùi thơm thoang thoảng, vị ngọt đặc trưng.
Nên sử dụng trà hoa vàng ở dạng phơi hoặc sấy khô, uống sau ăn 30 phút. Dùng liên tiếp trong 2-3 tháng lượng mỡ máu giảm đáng kể.
Địa Cốt Bì
Địa cốt bì là vỏ rễ cây phơi khô của cây rau Khởi, cây Câu kỷ (Lycium sinense Mill.), họ Cà; có vị ngọt.., tính bình. Ngoài tác dụng hạ cholesterol máu, địa cốt bì còn có tác dụng:
- Chữa chứng đau nhức trong xương do âm hư có mồ hôi
- Thanh phế chỉ khái: Chữa ho lâu ngày do viêm phế quản cấp, mạn; viêm họng, lao phổi
- Thanh nhiệt lương huyết: Ho ra máu, chảy máu chân răng, chảy máu cam,…
- Hạ huyết áp, kháng khuẩn
Kiêng kỵ: Người bị cảm mạo phong hàn (cảm lạnh) và người bị ỉa chảy, sống phân.
Hà Thủ Ô Đỏ
Hà thủ ô đỏ là rễ củ phơi khô của cây Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiforum Thunb.), họ rau Răm. Vị thuốc này được trồng chủ yếu ở các vùng núi phía bắc như Phú Thọ, Bắc Giang, Lào Cai, Lai Châu,… Có tác dụng:
- Bổ khí huyết: Dùng khi khí huyết đều hư, cơ thể mệt nhọc vô lực, thiếu máu da xanh xao,..Dùng chung với thục địa, long nhãn, bạch thược đương quy, xuyên khung,…
- Bổ can thận âm: Chữa chứng di tinh, lưng gối đau mỏi, bạch đới
- Giải độc chống viêm: chữa lao hạch và các vết loét lâu liền miệng, viêm gan mạn
- Nhuận tràng do huyết hư tân dịch giảm; chữa trĩ, đi ngoài ra máu
- Là vị thuốc nam trị mỡ máu cao, giảm nhịp tim, tăng đường huyết.
Lưu ý: Phải sử dụng hà thủ ô đỏ đã được chế biến (đã loại bỏ chất độc) theo quy trình của bộ y tế, nếu sử dụng không đúng cách có thể đe dọa đến tính mạng đến tính mạng người dùng.
Hãy đến gặp Bác sĩ Đông y để được khám và tư vấn liều dùng cho phù hợp với thể trạng của từng người bệnh.
Ngưu Tất
Ngưu tất là rễ phơi khô của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blum.), được trồng chủ yếu ở Sìn Hồ-Lai Châu. Ngưu tất đã được chứng minh trên thực nghiệm có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết, giảm cholesterol máu, lợi mật, kích thích tăng co bóp tử cung của chó và thỏ. Ngoài ra còn có các tác dụng sau:
- Hoạt huyết thông kinh lạc: Điều kinh, chữa đau bụng kinh, bế kinh
- Chữa đau nhức gân xương khớp, đặc biệt là khớp cổ chân và khớp gối
- Giải độc chống viêm: Chữa các chứng họng sưng đau, loét miệng, đau răng lợi
- Lợi niệu thông lâm: Đái ra máu, đái ra sỏi, tiểu tiện rát, buốt
Cách dùng: Dùng 12g rễ ngưu tất đã được phơi khô hãm với 300ml uống thay trà hàng ngày trong vòng 4-6 tháng.
Kiêng kỵ: người có thai
Xem thêm: Thảo dược hạ mỡ máu được cấp bằng sáng chế Mỹ
Sơn Tra

Sơn tra là quả cây Sơn tra Việt Nam (táo mèo), có vị chua, ngọt, tính ấm được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Trong y học cổ truyền, Sơn tra có tác dụng tiêu hóa thức ăn khi bị chứng “thực tích” khi dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, thịt, trẻ em ăn sữa không tiêu, đi ngoài ra máu, hạ huyết áp và là vị thuốc nam trị mỡ máu cao hay được dùng.
Cách dùng: có thể ngâm rượu hoặc dùng sống
Các Thảo Dược Trị Mỡ Máu Sử Dụng Như Thực Phẩm
Cần Tây

Cần tây là một loại thực phẩm, là một vị thuốc nam trị mỡ máu tốt, vừa dễ tìm lại rất lành tính. Không chỉ có tác dụng hạ mỡ máu mà cần tây có tác dụng hạ huyết áp, ngăn ngừa mụn, nếp nhăn và trẻ hóa da mặt.
Trong một nghiên cứu được đăng trên NCBI chỉ ra nước ép cần tây có tác dụng giảm triglycerid huyết thanh, cholesterol toàn phần, LDL-C và triglyceride trong máu.
Cách dùng: Chuẩn bị 3 cây cần tây cỡ vừa (loại chuyên dùng để ép nước) đã rửa sạch, để ráo, thái khúc nhỏ cho và máy ép lấy nước, có thể bỏ lẫn táo, củ dền để có thể dễ uống hơn. Duy trì uống mỗi ngày trong vòng 3-6 tháng.
Bồ Công Anh

Bồ công anh (Taraxacum officinale), một loại thảo dược mọc dại khá phổ biến và dễ tìm, được chứng minh là có tác dụng giảm đau, chống viêm, lợi mật và lợi tiểu.
Các báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng: stress oxy hóa quá mức sẽ góp phần vào sự phát triển hội chứng rối loạn chuyển hóa lipid (mỡ máu cao) dẫn đến quá trình xơ vữa động mạch.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc điều trị bằng rễ và lá bồ công anh đã làm thay đổi tích cực hoạt động của enzym chống oxy hóa trong huyết tương, giảm cholesterol toàn phần, LDL-C và tăng HDL-C.
Cách dùng: Dùng 30g lá khô hãm uống nước trong ngày, duy trì trong vòng 3-6 tháng. Ngoài ra, có thể luộc ăn thay rau.
Xem thêm: Phương pháp hạ mỡ máu hiệu quả – kết hợp Thảo dược và Tây Y
Rau Thì Là
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: rau thì là làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, cholesterol, triglycerid, LDL-C và VLDL-C ở những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn chuyển hóa lipid và đái tháo đường.
Cách dùng: Dùng 20g lá khô hãm nước uống.
Gừng

Gừng là một loại gia vị thực phẩm phổ biến trong căn bếp hàng ngày, ngoài tác dụng giải cảm, giảm đau, chống nôn, chữa ho, giải độc còn có tác dụng hạ cholesterol máu, hạ đường huyết trên thử nghiệm lâm sàng
Cách dùng: 1 củ gừng tươi rửa sạch, thái mỏng, hãm nước uống vào buổi sáng. Lưu ý không nên uống vào buổi tối.
Trà Xanh

Dịch chiết xuất trà xanh (GTE) chứa hàm lượng cao epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng hạ lipid máu, ức chế mỡ và ảnh hưởng đến sự biểu hiện của các gen chuyển hóa lipid.
Ngoài ra lá trà xanh còn rất nhiều tác dụng tốt với cơ thể như:
- Trà rất giàu polyphenol, là hợp chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm viêm và giúp chống lại ung thư
- Trà xanh không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn có thể giúp tăng cường chức năng não
- Tăng đốt cháy chất béo
- Chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư
- Hạ đường máu và ngăn ngừa các biến cố tim mạch
Cách dùng: Rửa sạch 400g lá trà xanh tươi, để ráo hãm uống trong ngày, dùng liên tục trong thời gian dài.
Bài Thuốc Nam Chữa Mỡ Máu Cao
Dưới đây là bài thuốc nam trị mỡ máu lưu truyền trong dân gian, lại bạn có thể tham khảo để điều trị mỡ máu cao:
- 20g lá bồ công anh khô
- 1 củ gừng tươi
- Trúc nhự (lớp vỏ cạo ngoài của cây tre, nứa)
- 3 quả đại táo
Hãm uống ngày một lần trong 15 ngày.
Rối loạn lipid máu hay còn gọi là bệnh mỡ máu cao, theo y học cổ truyền: người béo, ít vận động, ẩm thực bất điều, thất tình rối loạn, tiên thiên bất túc kết lại sinh đàm thấp. Bệnh lâu ngày không được điều trị có thể gây bế tắc kinh mạch, ảnh hưởng đến tạng phủ.
Theo y học hiện đại, quá trình rối loạn chuyển hóa là nguyên nhân chính gây bệnh, theo thời gian sẽ hình thành, phát triển mảng xơ vữa động mạch gây ra các biến chứng tim mạch và tai biến mạch máu não. Ngoài việc điều trị bằng thuốc tây, việc sử dụng thuốc nam trị mỡ máu cũng thực sự rất hiệu quả khi mỡ máu mới “chớm cao”.
Nếu thực sự việc tìm và chế biến những vị thuốc nam trị mỡ máu khó khăn, Tại sao bạn không sử dụng sản phẩm KYOMAN chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược quý hiếm của chúng tôi?