Nếu bạn đang hoang mang không biết liệu mình có lọt vào danh sách các đối tượng bị mỡ máu hay không thì đừng bỏ qua bài viết này.
Việc tìm hiểu những đối tượng bị mỡ máu thường gặp dưới đây giúp bạn phần nào hiểu được nguy cơ mắc bệnh này ở chính lứa tuổi của mình để từ đó có cách điều trị, ngăn ngừa đúng đắn.
Béo Phì Bị Mỡ Trong Máu
Mỡ trong máu rất thường gặp ở những người béo phì, thừa cân. Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên khiến có nguy cơ bị cholesterol cao.
Những đối tượng này thường không kiểm soát được việc ăn uống dẫn đến tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa quá nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Kèm theo đó họ ít hoặc không tập thể dục hay hoạt động thể chất.

Huyết áp cao, cholesterol cao, lượng đường trong máu cao cùng với lượng mỡ dư thừa trong cơ thể của người béo phì có thể làm cho các mạch máu dẫn máu về tim trở nên xơ cứng và hẹp. Các động mạch cứng, còn được gọi là xơ vữa động mạch, có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Xem thêm: Xét Nghiệm Mỡ Máu Có Ý Nghĩa Gì?
Máu Nhiễm Mỡ Ở Bà Bầu
Mức độ cholesterol và chất béo trung tính tăng tự nhiên trong thai kỳ. Khi thai kỳ phát triển, có sự gia tăng lưu lượng chất dinh dưỡng đến nhau thai để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của em bé.
Cholesterol bổ sung là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của cả em bé và nhau thai, nó cũng cần thiết cho việc sản xuất estrogen và progesterone, các hormone đóng vai trò quan trọng trong một thai kỳ khỏe mạnh.

Phụ nữ có mức cholesterol cao trước khi mang thai có thể tăng các chỉ số mỡ máu đáng kể hơn trong thai kỳ. Tuy nhiên, sự gia tăng tạm thời này không gây rủi ro cho mẹ hoặc em bé.
Phụ nữ nên ngừng thuốc hạ mỡ máu ít nhất 3 tháng trước khi cố gắng thụ thai. 3 tháng là thời gian cần thiết để các loại thuốc này biến mất hoàn toàn khỏi cơ thể – bước đệm cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Nếu không ngưng sử dụng, nhiều loại thuốc hạ mỡ máu, chẳng hạn như statin và ezetimibe có thể đi qua nhau thai và gây hại cho thai nhi. Mặc dù rủi ro là nhỏ, những loại thuốc này chưa thể được coi là an toàn để sử dụng trong thai kỳ.
Khuyến cáo: Không nên dùng thuốc trị mỡ máu trong suốt thai kỳ và cả khi cho con bú. Có thể bắt đầu sử dụng lại thuốc mỡ máu sau khi trẻ cai sữa mẹ.
Xem thêm: Chế Độ Ăn Cho Người Bị Mỡ Máu Cao
Máu Nhiễm Mỡ Ở Người Gầy
Mặc dù máu nhiễm mỡ khá phổ biến hơn ở những người thừa cân, ngay cả những người gầy cũng là đối tượng có thể bị mỡ máu cao. Chế độ ăn uống và cân nặng đóng vai trò quan trọng, nhưng hút thuốc, tiểu đường và các yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ cholesterol cao, bất kể loại cơ thể của bạn là gầy hay béo.
Kevin Murphy – Giáo sư nội tiết và chuyển hóa tại Đại học Imperial College London cho biết, các gen khác nhau quyết định lượng mỡ bạn nằm ở đâu. Bạn có thể gầy, mảnh mai, có chỉ số BMI thấp và không nhiều chất béo nhưng lại có gen đặt sai vị trí, ví dụ như xung quanh gan, tim và điều đó khiến bạn gặp nguy hiểm.
Xem thêm: Bật Mí 3 Cách Điều Trị Máu Nhiễm Mỡ Áp Dụng Tại Nhà
Mỡ Máu Ở Người Cao Tuổi
Khi chúng ta già đi, mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) tăng lên. Phụ nữ trẻ hơn có mức cholesterol LDL thấp hơn nam giới, nhưng sau 55 tuổi, mức cholesterol LDL ở phụ nữ lại cao hơn.
Nếu người cao tuổi có lượng cholesterol cao, họ có nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Người cao tuổi bị máu nhiễm mỡ dễ gây đột quỵ, bệnh tim mạch
Xem thêm: Điểm Mặt 4 Triệu Chứng Máu Nhiễm Mỡ Thường Gặp Nhất
Mỡ Máu Cao Ở Người Trẻ
Người trẻ cũng là đối tượng bị mỡ máu. Ba yếu tố chính gây ra mỡ máu cao ở người trẻ gồm:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt là chế độ ăn giàu chất béo
- Tiền sử gia đình có cholesterol cao, đặc biệt là khi một hoặc cả hai cha mẹ đều có cholesterol cao
- Béo phì, thừa cân
Một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh thận và một số bệnh tuyến giáp cũng có thể gây ra cholesterol cao ở những người trẻ tuổi.
Xem thêm: Cảnh giác với 4 biến chứng mỡ máu cao
Trẻ Em Bị Mỡ Trong Máu Cao
Tại sao ngay cả trẻ em cũng có thể bị cholesterol cao?. Cholesterol trong máu cao ở trẻ em có thể xảy ra do di truyền. Quá trình này bắt đầu từ khi mới sinh và có thể dẫn đến cơn đau tim khi còn nhỏ.
Việc kiểm tra chỉ số mỡ máu nên bắt đầu ở tuổi 20 và tiếp tục 5 năm 1 lần, hoặc thường xuyên hơn nếu mỡ máu ở mức độ cao. Kiểm tra cholesterol thường xuyên là một giải pháp hữu ích để phát hiện và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

Để ngăn ngừa hay làm giảm mỡ máu, những đối tượng bị mỡ máu có thể thay đổi lối sống có lợi cho tim mạch như:
- Ăn một chế độ ăn ít muối nhấn mạnh trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt
- Hạn chế ăn nhiều mỡ động vật và sử dụng vừa phải chất béo tốt
- Thực hiện chế độ giảm cân lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý
- Bỏ hút thuốc
- Tập luyện thể dục, các môn thể thao đều đặn hàng ngày ít nhất 30 phút
- Uống rượu có chừng mực, nếu có
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Ngoài ra, để giảm tình trạng máu nhiễm mỡ, đối tượng bị mỡ máu có thể sử dụng thực phẩm bổ sung chuyên biệt cho bệnh lý mỡ máu. Trong đó, Kyoman được xem là gợi ý tuyệt vời cho mọi người khi là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay sở hữu chiết xuất Cam Bergamote từ Ý – được chứng minh đem lại hiệu quả cao trên bệnh nhân bị mỡ máu. Sản phẩm cũng đã được cấp bằng sáng chế Mỹ và chứng nhận GRAS an toàn tuyệt đối của FDA Hoa Kỳ.