Bất kỳ ai cũng có thể trở thành “nạn nhân” của tình trạng rối loạn lipid máu và gánh chịu những hậu quả khôn lường của bệnh lý này. Vì vậy, bạn cần biết rõ những nguyên nhân gây rối loạn lipid máu để có biện pháp phòng ngừa từ sớm hoặc để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Theo các chuyên gia đánh giá thì có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn lipid máu (bệnh mỡ máu cao), chẳng hạn như: rối loạn di truyền, lối sống không lành mạnh… Và dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu cao thì có thể chia thành 2 loại chính: rối loạn mỡ máu nguyên phát và rối loạn mỡ máu thứ phát
Rối Loạn Lipid Máu Nguyên Phát
Rối loạn lipid máu nguyên phát là tình trạng liên quan đến nồng độ lipid máu bất thường do một gen đột biến hoặc các gen di truyền từ cha hoặc mẹ, hoặc cũng có thể từ cả hai cha mẹ [1].
Các gen khiếm khuyết do di truyền này có thể gây ra sự thanh thải bất thường của lipid ra khỏi cơ thể hoặc cũng có thể làm thay đổi bất thường các quá trình hình thành một số lipid nhất định.

Những trường hợp bị rối loạn lipid máu nguyên phát thường liên quan đến tăng LDL – cholesterol. Người bệnh thường đối mặt với nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch khi còn trẻ. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển các bệnh lý liên quan tới tim mạch sớm hơn so với người bình thường.
Ngoài ra, rối loạn mỡ máu nguyên phát còn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi, bao gồm các trường hợp như sau:
– Tăng triglyceride tiên phát: là bệnh cảnh di truyền gen lặn, biểu hiện lâm sàng thường không bị béo phì, có gan lách lớn, thiếu máu giảm tiểu cầu, viêm tụy cấp gây đau bụng.
– Tăng lipid máu hỗn hợp: là bệnh cảnh di truyền có thể do tăng hỗn hợp hoặc giảm thoái biến các lipoprotein. Người bệnh thường có các biểu hiện như: béo phì, đái tháo đường tuýp 2, tăng axit uric máu.
Rối loạn lipid máu thứ phát
Ngược lại với tình trạng rối loạn lipid máu nguyên phát thì tình trạng rối loạn mỡ máu thứ phát lại xảy ra phổ biến hơn do nhiều yếu tố nguy cơ có liên quan đến lối sống sinh hoạt của người bệnh hoặc do mắc phải một số bệnh lý.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn lipid máu thứ phát:
Chế độ dinh dưỡng

Theo tài liệu chuẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu của bệnh viện Quân Y 103, chế độ ăn uống không khoa học, bất hợp lý là một trong những nguyên nhân gây rối loạn lipid máu thứ phát.
Chẳng hạn như:
- Ăn quá nhiều mỡ động vật.
- Tiêu thụ quá nhiều thức ăn có chứa nhiều cholesterol (phủ tạng động vật, trứng, bơ, sữa toàn phần…).
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày vượt mức so với năng lượng thực tế mà cơ thể cần.
Khi bạn sử dụng quá nhiều loại thức ăn trên trong thực đơn hàng ngày sẽ gây ra tình trạng tích lũy mỡ thừa trong máu và các cơ quan.
Nghiêm trọng hơn, nếu bạn không vận động thường xuyên để đốt cháy mỡ thừa thì nguy cơ mắc phải rối loạn lipid máu sẽ ngày càng tăng cao.
Thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh có tác động lớn tới sự chuyển hóa lipid trong cơ thể. Nếu chúng ta không có biện pháp điều chỉnh kịp thời những thói quen không tốt này thì nguy cơ gây ra bệnh rối loạn mỡ máu là rất cao.
Chẳng hạn như:
Người có thói quen uống nhiều rượu (nghiện rượu)
Người nghiện rượu nặng có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn lipid máu, chủ yếu là tăng triglyceride. Đặc biệt, rượu có thể làm tăng đáng kể nồng độ triglycerid máu ở những người tăng sản triglyceride nguyên phát hoặc thứ phát do các nguyên nhân khác.
Không những vậy, người nghiện rượu cũng có nguy cơ mắc hội chứng Zieve làm tăng cholesterol máu. Bởi vì, khi vào cơ thể rượu chuyển hóa thành acetat – làm giảm sự oxy hóa acid béo ở gan. Acid béo dư thừa sẽ tham gia sản xuất Triglycerid, dần dần sẽ tích luỹ thành gan nhiễm mỡ và tăng sản xuất VLDL.
Nguy hiểm hơn, những người nghiện rượu thường bị suy giảm chức năng gan, dẫn đến giảm hoạt tính enzyme LCAT (Lecithin cholesterol acyl transferase: enzyme ester hóa cholesterol).
Lúc này, cholesterol ứ đọng trong hồng cầu làm vỡ hồng cầu gây thiếu máu tán huyết.
Thiếu vận động
Đây cũng là nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến bệnh mỡ máu cao. Bởi theo các chuyên gia khi tập thể dục hay vận động sẽ kích thích cơ thể tăng cường sản xuất HDL – cholesterol hay còn gọi là cholesterol tốt của cơ thể.

Và đồng thời, khi cơ thể tăng cường luyện tập cũng làm tăng kích thước của các phân tử cấu thành nên LDL – cholesterol (cholesterol xấu) giúp làm giảm tính nguy hại của loại cholesterol này.
Với những người thiếu vận động thì những quá trình trên không xảy ra. Ngược lại, thiếu vận động làm tăng nguy cơ gây tích lũy LDL – cholesterol và là thủ phạm gây ra bệnh lý rối loạn mỡ máu cao.
Hút thuốc lá

Theo các chuyên gia thì hút thuốc có thể khiến cho LDL – cholesterol bám dính vào thành động mạch bền chặt hơn và làm tắc nghẽn động mạch tại nhiều vùng cơ quan trong cơ thể.
Hơn thể nữa, hút thuốc cũng được cho là làm giảm mức HDL – cholesterol. Đây là một loại cholesterol tốt, giúp làm giảm mỡ trong máu và các mô cơ quan trong cơ thể. Do đó, khi bạn càng hút nhiều thuốc thì càng làm tăng sự tích lũy mỡ thừa trong máu.
Mắc Một Số Bệnh Lý
Theo Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu của Bộ Y tế năm 2015 [4], khi người bệnh mắc phải một số hội chứng hoặc bệnh lý khác cũng làm tăng nguy cơ gây rối loạn mỡ máu trong cơ thể. Ví dụ như:
Hội chứng thận hư
Khi đó, cơ thể người bệnh xuất hiện tình trạng tăng lipid VLDL (very low dencity lipoprotein) và LDL (low dencity lipoprotein). Do gan tăng tổng hợp để bù đắp sự mất cân bằng lipid trong cơ thể và lượng protein máu giảm do bị tăng đào thải qua đường nước tiểu.
Thêm vào đó, albumin máu giảm nên lượng axit béo tự do gắn vào albumin cũng giảm. Điều này dẫn tới axit béo tự do tăng gắn vào lipoprotein làm cho sự thủy phân Triglycerid của các lipoprotein này cũng bị giảm theo.Hệ quả là tăng cao triglycerid.
Chính vì vậy, khi người bệnh mắc chứng thận hư thì nguy cơ bị rối loạn mỡ máu là rất cao.
Đái tháo đường
Những người bị đái tháo đường cũng phải đối mặt nguy cơ phát triển bệnh lý rối loạn lipid máu tăng cao. Lý do là bởihoạt tính của enzyme lipoprotein lipase giảm, làm cho cơ thể người bệnh gia tăng mỡ trong máu.

Nếu glucose máu được kiểm soát tốt thì lượng triglyceride sẽ giảm sau vài tuần. Tuy nhiên, tình trạng tăng glycerid máu là yếu tố gây nguy cơ xơ vữa động mạch ở người đái tháo đường.
Hội chứng Cushing (cường cortisol)
Người mắc hội chứng này sẽ gặp tình trạng giảm dị hóa các lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase. Tình trạng này có thể biểu hiện rõ ràng hơn trong trường hợp kèm kháng insulin và đái tháo đường.
Ngoài ra, khi bệnh nhân mắc các bệnh lý khác như: suy giáp, xơ gan, bệnh lý gan tắc nghẽn, một số bệnh gây rối loạn protein máu (đa u tủy xương, macroglobulinemia)… cũng có thể dẫn tới hậu quả rối loạn mỡ máu.
Tuổi Tác, Giới Tính
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng bắt đầu từ 20 tuổi trở lên cũng là thời điểm mức cholesterol có thể bắt đầu tăng lên trong cơ thể.
Khi chúng ta già đi, mức cholesterol có xu hướng tăng lên. Nam giới thường có nguy cơ mắc phải rối loạn mỡ máu tăng cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, nguy cơ của phụ nữ vẫn có thể tăng lên trước và sau khi bước vào thời kỳ mãn kinh.
Do Ứ Đọng Lipid Máu
Tình trạng ứ đọng mỡ trong máu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:
- Giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipaza , gây ức chế quá trình thủy phân triglyceride
- Giảm tiết heparin (thường gặp ở bệnh nhân xơ vữa động mạch)
- Giảm nồng độ albumin huyết tương, dẫn tới giảm khả năng kết hợp với axit béo tự do trong huyết tương. Từ đó, làm giảm quá trình tiêu mỡ trong cơ thể và gây tăng lipid máu.
Do Huy Động Lipid
Lipid máu có thể huy động tăng cao để tạo ra năng lượng cho cơ thể trong các trường hợp như:
- Cơ thể bị đói ăn (lượng dự trữ glycogen bị suy giảm).
- Người lao động nặng.
- Bệnh nhân đái tháo đường.
Ngoài ra, mỡ máu cũng có thể tăng cao khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng mệt mỏi, tăng tiết một số loại hormone như: ACTH, thyroxin, catecholamin…
Khi phải đối phó với tình trạng rối loạn lipid máu thì việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thảo dược giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch là một lựa chọn phù hợp. Một trong những cái tên được người dùng đánh giá cao về tính hiệu quả và chất lượng đó là sản phẩm bảo vệ sức khỏe Kyoman.
Kyoman là sản phẩm phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp Bộ đôi thảo dược quý Cam Bergamote và Nần nghệ chuẩn hóa mang lại hiệu quả tuyệt vời cho bệnh nhân bị mỡ máu cao.
Chiết xuất Nần nghệ với hàm lượng dược chất saponin cao vượt trội. Khi vào cơ thể, saponin làm sạch mạch máu và các cơ quan khác nhau. Từ đó, ngăn chặn sự tái hấp thu cholesterol vào máu bằng cách ràng buộc với cholesterol trong đường ruột và trong muối mật. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch nhờ hạn chế gắn kết tiểu cầu.
Chiết xuất Bergamote chuẩn hóa có chứa hơn 38% flavonoid hoạt tính sinh học, trong đó có hai hoạt chất melitidin và brutieridin giúp điều hòa men tổng hợp cholesterol (HMG-CoA). Từ đó, làm giảm tổng hợp LDL cholesterol tại gan (gan sản xuất 80% lượng cholesterol trong cơ thể, chỉ 20% từ thức ăn), giảm rõ rệt LDL cholesterol máu.
Hiệu quả thảo dược được cảm nhận rõ rệt qua từng mốc thời gian nhất định:
– Sau 1 tháng: Ức chế tổng hợp cholesterol, ngăn cản sự gia tăng mỡ trong máu.
– Sau 1.5 tháng: Hỗ trợ hạ các chỉ số mỡ máu, giảm tích tụ mỡ tại gan. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp làm giảm thiểu cơn tê bì tay chân, đau đầu hoa mắt, choáng váng.
– Sau 3 tháng: Giúp kiểm soát toàn diện mỡ máu, mỡ gan. Ngăn ngừa nguy cơ tai biến, đột quỵ và biến chứng tim mạch.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các bạn hiểu sâu sắc về các nguyên nhân gây rối loạn lipid máu để từ đó có biện pháp phòng ngừa từ sớm.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống!