Theo nghiên cứu Pritikin, nhiều người bị mỡ máu đã không cần phải chịu đựng tác dụng phụ của thuốc Tây để giảm lượng cholesterol nữa! Bản thân lối sống lành mạnh kết hợp chế độ ăn phù hợp có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol tới 23% chỉ trong vòng 2 – 3 tuần. Điều này có nghĩa là thay đổi chế độ ăn cho người mỡ máu có thể giảm 46% đến 69% nguy cơ đột quỵ do biến chứng mỡ máu cao.
Bài viết dưới đây chắt lọc những thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ và kết quả nghiên cứu trên hàng nghìn người bị mỡ máu trên thế giới. Tin rằng bạn sẽ có thêm một giải pháp mới để giảm nhanh 3 chỉ số mỡ xấu khỏi cơ thể.
Vậy chế độ ăn uống cho người bị máu nhiễm mỡ như thế nào mới phù hợp? Nên ăn gì? Kiêng gì để giảm nhanh cholesterol toàn phần và mỡ xấu ?
Mỡ Máu Kiêng Gì?
Đối với căn bệnh mỡ máu, trong thực đơn hàng ngày bạn cần chú ý tránh một số thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh tệ hơn như:
- Mỡ, nội tạng động vật: chứa nhiều chất béo nên bạn càng ăn nhiều sẽ dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch, tai biến…
- Các loại thịt đỏ: chứa cholesterol cao.
- Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như gà chiên, khoai tây chiên, các món xào…
- Thức uống có cồn: dễ gây mỡ máu cao.

Máu Nhiễm Mỡ Nên Ăn Gì?
Những người bị máu nhiễm mỡ và các vấn đề về cholesterol nên biết rằng chế độ ăn uống của bạn có thể là nguyên nhân gây ra mức cholesterol cao trong cơ thể.
Do đó, trước khi thưởng thức bất kỳ loại thực phẩm nào, điều quan trọng là bạn phải hiểu về thực phẩm đó và tác động của nó đến sức khỏe của bạn như thế nào. Ở đây chúng tôi sẽ đề cập đến một số loại thực phẩm giúp kiểm soát tốt mức cholesterol của bạn.
Mỡ Máu Cao Ăn Hoa Quả Gì? Nên Ăn Rau Gì?
Có bằng chứng chắc chắn rằng ăn nhiều trái cây và rau có mối liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Bởi, trong hoa quả có chứa chất xơ hòa tan cao làm giảm cholesterol trong máu.
Một số loại rau quả cần được bổ sung trong chế độ ăn cho người mỡ máu cao:
Các Loại Đậu
Các loại đậu như đậu tây, đậu gà… rất giàu chất xơ giúp giảm mức cholesterol và có thể ngăn ngừa sự gia tăng lượng đường trong máu.
Các Loại Hạt
Ăn quả óc chó hàng ngày giúp giảm cholesterol. Hạnh nhân và hạt điều là những lựa chọn tốt khác để điều trị cholesterol.

Cà Tím Và Đậu Bắp
Cà tím và đậu bắp đều có lượng calo thấp, cung cấp chất xơ hòa tan và cần thiết để kiểm soát tốt mức cholesterol.
Cà Chua
Giàu vitamin và khoáng chất, cà chua rất tốt cho quá trình hydrat hóa, kích thích tuần hoàn máu, tăng hồng cầu và tiểu cầu, thậm chí chống lại các dạng ung thư khác nhau. Nó giải độc cơ thể, giảm cholesterol, tăng tiêu hóa, cải thiện thị lực và giúp giảm các vấn đề về da khác nhau.

Bông Cải Xanh
Bông cải xanh chứa các đặc tính làm giảm cholesterol. Chất xơ trong bông cải xanh làm giảm cholesterol bằng cách liên kết với axit mật trong đường tiêu hóa và đào thải nó ra ngoài cơ thể.
Cần Tây
Cần tây có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và do đó, nó được biết là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol LDL (có hại).

Rau Mùi
Hạt rau mùi có tác dụng giảm mức cholesterol trong máu. Cách tốt nhất để tiêu thụ rau mùi là đun sôi 2 muỗng hạt rau mùi trong một cốc nước, lọc lấy nước sau khi nguội và uống hai lần một ngày để có kết quả cao.
Các Loại Trái Cây
Các loại trái cây như lê, táo, cam, bưởi và lựu “sở hữu” hàm lượng chất xơ cao giúp giảm mức cholesterol trong máu.

Gừng
Gừng là giải pháp tốt nhất để kích thích sức khỏe và tăng lưu thông máu. Trong mùa đông, nó giữ ấm cho chúng ta và giúp ngừa viêm họng.
Gừng cũng giàu các enzym tốt và tinh dầu tự nhiên giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.
Quế
Tiêu thụ nửa thìa quế mỗi ngày cũng làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, chất béo trung tính và cholesterol LDL (có hại) ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Người Bị Mỡ Máu Có Nên Bổ Sung Sữa Chua Không?

Với những ai đang bị mỡ máu khi muốn bổ sung sữa chua vào thực đơn cần lưu ý một số điều sau:
- Không phải loại sữa chua nào cũng đều tốt cho mọi người nhất là người bị mỡ máu cao. Lời khuyên là nên ăn loại sữa chua không béo.
- Những ai gặp vấn đề về hệ tiêu hóa thì không nên bổ sung nhiều sữa chua bởi nó có thể gây khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy…
- Việc ăn sữa chua với các sản phẩm đông lạnh từ thịt hay xúc xích… có thể gây bệnh lý về dạ dày, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Máu Nhiễm Mỡ Có Ăn Trứng Vịt Lộn Được Hay Không?
Trong trứng chứa nguồn chất béo có ích là lecithin giữ vai trò cân bằng cholesterol, ngăn tình trạng xơ vữa động mạch. Thế nên trong chế độ ăn cho người mỡ máu vẫn có thể ăn trứng vịt lộn nhưng tốt nhất là không nên ăn quá nhiều.

Mỡ Máu Cao Có Ăn Được Quả Bơ Không?
Câu trả lời là có. Bơ giàu vitamin K, C, B5, B6, E, kali và folate, cùng với một lượng nhỏ magie, mangan, đồng, sắt, kẽm, phốt pho, vitamin A, B1 (Thiamin), B2 (Riboflavin) và B3 (Niacin), protein và là thực phẩm ít carb.
Bơ giữ huyết áp khỏe mạnh, và đây cũng chính là giải pháp kiểm soát cholesterol vô cùng hiệu quả ở người có mỡ máu cao.

Mỡ Máu Cao Nên Uống Gì?
Máu Nhiễm Mỡ Nên Uống Sữa Gì?
Lời khuyên cho những ai bị mỡ máu là nên uống sữa không chứa chất béo hoặc chất béo thấp. Một số loại sữa tốt cho người mỡ máu gồm:
- Sữa đậu nành chứa ít chất béo và giàu protein tốt cho tim mạch.
- Sữa hạnh nhân không đường: chứa hàm lượng calo khoảng 30 – 40, không chứa chất béo bão hòa, không cholesterol, có thể làm giảm lượng mỡ trong máu, hay giảm xơ vữa mạch máu.
- Sữa gạo: chứa nhiều canxi, ít protein nên khi bạn bị máu nhiễm mỡ thì cần kết hợp uống sữa gạo với các thực phẩm giàu protein khác để cân bằng dinh dưỡng.
Máu Nhiễm Mỡ Uống Trà Gì?
Trà xanh là thức uống không khó tìm ở các gia đình Việt bởi khả năng hỗ trợ tiêu hóa tuyệt vời. Ngoài ra, trà còn giúp cải thiện tinh thần và sức khỏe tim mạch.
Đặc biệt, flavonoid có trong lá trà đã được chứng minh giúp giảm cholesterol LDL – một loại mỡ xấu hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch.
Máu Nhiễm Mỡ Có Uống Cà Phê Được Không?
Uống cà phê với liều lượng vừa phải sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo khuyến cáo, khoảng cách mỗi lần uống cần cách nhau ít nhất 6 tiếng (nhằm giúp đào thải cafein và không làm tăng mỡ máu).

Mỡ Máu Uống Sữa Đậu Nành Được Không?
Đậu nành có khả năng:
- Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
- Giúp tăng cân khỏe mạnh,
- Tăng tuần hoàn, bảo vệ tim mạch,
- Phòng chống ung thư.
Ngoài ra, sữa đậu nành cũng làm giảm tác động của thời kỳ mãn kinh, ngừa loãng xương, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, cốm, nutella, hạt đậu nành và sữa đậu nành giúp giảm mức cholesterol trong máu.

Đây thực sự là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho protein động vật đối với người ăn chay. Do làm giảm mức cholesterol LDL và triglyceride mà không ảnh hưởng đến cholesterol tốt HDL.
Mỡ Máu Cao Liệu Có Uống Nước Dừa Không?
Trong nước dừa chứa một lượng lớn axit béo tốt cho tim mạch, giảm lượng cholesterol xấu. Vì vậy, nước dừa tốt cho cho người bị máu nhiễm mỡ.
Gợi Ý Bữa Sáng Cho Người Mỡ Máu Cao
Những loại thực phẩm tiêu thụ trong bữa sáng có thể giúp giảm cholesterol “xấu” LDL và tăng cholesterol “tốt” HDL. Dưới đây là một số thực phẩm dành cho bữa sáng tốt nhất bạn có thể cải thiện mỡ máu cao.
Bột Yến Mạch
Bột yến mạch có chứa chất xơ hòa tan, giúp loại bỏ cholesterol LDL trong đường tiêu hóa.
Bạn có thể sử dụng ngũ cốc yến mạch lạnh nếu không có nhiều thời gian để nấu chúng, tránh việc chứa nhiều đường. Bạn có thể bổ sung 1 quả chuối hay một loại quả mọng cắt lát nào đó lên tô ngũ cốc yến mạch cũng sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc.
Sữa Hạnh Nhân
Hạnh nhân chứa đầy chất béo tốt, chất xơ và các vitamin. Nếu bạn tiêu thụ 56.7g hạt hạnh nhân mỗi ngày có thể làm giảm 5% cholesterol LDL.
Hãy uống một ly sữa hạnh nhân kèm một vài hạt hạnh nhân. Đừng ăn quá nhiều hạt vì chúng có chứa nhiều chất béo.
Bánh Mì Nướng Bơ
Bánh mì nướng ăn cùng bơ nghiền là bữa sáng đơn giản lý tưởng cho người bị mỡ máu. Trong đó, bơ giàu axit béo không bão hòa đơn, sterol, chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan giúp giảm cholesterol.
Lòng Trắng Trứng xào Cải Bó Xôi
Trứng có lượng cholesterol cao, nhưng là trong lòng đỏ. Trong khi đó lòng trắng không chứa cholesterol nhưng chứa nhiều protein.
Nước Cam
Nước cam vốn rất giàu lượng vitamin C. Một số sản phẩm bổ sung thêm sterol và stanol thực vật cho nước cam giúp giảm cholesterol. Bạn chỉ cần thêm 2g sterol vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp giảm cholesterol LDL từ 5 – 15%.

Cá Hồi hun khói với bánh mì
Cá hồi chứa axit béo omega-3 có tác dụng làm tăng cholesterol “tốt” – HDL-c và giảm chất béo trung tính Triglyceride lưu thông trong máu.
Với những thông tin trên về chế độ ăn cho người mỡ máu, tin rằng nó sẽ hữu ích cho việc cải thiện tình trạng bệnh của bạn. Chỉ cần chú ý một chút trong việc bổ sung thực phẩm vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp bạn đối phó tốt hơn với căn bệnh mỡ máu.