Bệnh máu nhiễm mỡ (mỡ máu cao hay rối loạn lipid máu) có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Ngoài sử dụng thuốc Tây y, rất nhiều bệnh nhân chỉ cần kết hợp các bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ, điều chỉnh chế độ ăn và thói quen sinh hoạt thì mỡ máu không còn đáng lo ngại.
Bệnh máu nhiễm mỡ là gì? Có nguy hiểm không?
Máu nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn 1 hay nhiều thành phần lipid trong máu bao gồm:
- Tăng Cholesterol
- Tăng LDL-cholesterol (low density lipoprotein)
- Tăng TG (Triglyceride) trong máu
- Giảm HDL-cholesterol (high density lipoprotein)
Nguyên nhân gây ra bệnh thường do:
- Chế độ ăn: Ăn nhiều dầu mỡ động vật, thức ăn chứa nhiều cholesterol, thừa cân, béo phì
- Do di truyền: Tăng Cholesterol gia đình, tăng cholesterol máu do rối loạn hỗn hợp gen, rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp có tính chất gia đình.
- Xuất hiện thứ phát sau đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy giáp
Bệnh mỡ máu thường tiến triển từ từ, phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám sức khỏe. Theo thời gian, sự lắng đọng cholesterol ở thành mạch sẽ dẫn đến quá trình xơ vữa và những biến cố tim mạch nguy hiểm như:
- Đau tim, nhồi máu cơ tim do các mảng xơ vữa hay các cục máu đông làm hẹp động mạch vành
- Tăng huyết áp và đột quỵ
- Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA)
- Bệnh động mạch ngoại vi (PAD)
Ngoài việc sử các loại thuốc Tây y, bạn có thể kết hợp sử dụng các bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ từ dân gian và Y học cổ truyền. Dưới đây là tổng hợp một số bài thuốc dành cho bạn tham khảo:
Bài Thuốc Chữa Bệnh Máu Nhiễm Mỡ Dân Gian
Dựa vào các vị thuốc sẵn có, gần gũi với đời sống con người, trong quá trình sử dụng, con người đã phát hiện ra những công dụng “thần kỳ” của các loại thảo dược chữa bệnh mỡ máu. Dưới đây là 7 bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ trong dân gian hay dùng và đã được nhiều nghiên cứu chứng minh:
Cần tây
Cần tây tên khoa học Apium Graveolens thuộc họ Hoa tán, được trồng phổ biến ở các nước trên thế giới. Cần tây chứa nhiều tinh dầu và flavonoid có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, trị bệnh tiểu đường, bảo vệ tế bào gan và hỗ trợ giảm cân.

Hơn nữa, chiết xuất cần tây có thể làm giảm huyết áp tâm thu, nồng độ cholesterol, triglycerid, LDL-c, VLDL ở những người có mỡ máu và huyết áp cao.
Cách dùng:
- Chuẩn bị 3 cây cần tây (loại chuyên ép lấy nước), rửa sạch, thái khúc nhỏ để ráo nước.
- Sau đó cho vào máy ép lấy nước uống hết trong ngày.
Nếu không có máy ép, dùng 300ml nước sôi để nguội cho vào xay cùng với cần tây rồi lọc lấy nước uống.
Tỏi
Tỏi (Allium sativum) là một loại cây có họ hàng gần với tỏi tây và hành, được biết đến là một loại gia vị được sử dụng nhiều trong ẩm thực.

Củ tỏi có chứa hoạt chất allicin, đã được chứng minh là có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, hỗ trợ tiêu hóa, chống huyết khối và ức chế sự di căn, phát triển của các tế bào ung thư.
Đáng chú ý nhất, việc sử dụng 0.5-1 gam tỏi được tiêu thụ mỗi ngày làm giảm cholesterol và LDL-c.
Cách dùng: Ăn sống 2-3 nhánh tỏi mỗi ngày.
Giảo cổ lam
Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) là một vị thuốc quý có nhiều ở Trung quốc (gọi là Jiaogulan). Ở nước ta, được tìm thấy ở vùng núi Phan-xi-păng, SaPa, Lào Cai.

Hoạt chất gypenosides có trong cây giảo cổ lam có tác dụng chữa bệnh mỡ máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, bảo vệ các tế bào thần kinh và tăng cường miễn dịch.
Giảo cổ lam là một bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ rất tốt, có tác dụng hạ cholesterol, triglycerid, LDL-c trong máu, được rất nhiều bệnh nhân sử dụng và có hiệu quả cao.
Cách dùng:
Dùng 20g cây giảo cổ lam đã phơi khô đem rửa với nước, hãm với 500ml nước uống thay trà.
Ngoài ra, có thể luộc cây tươi thay rau ăn.
Trà xanh
Trà xanh (Camellia sinensis) là loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Thái Nguyên,… được chế biến, xuất khẩu làm trà uống.

Chiết xuất theaflavin từ lá trà xanh đã được chứng minh có tác dụng giảm nồng độ LDL-c và cholesterol máu ở những người mỡ máu cao. Ngoài ra, catechin có trong trà xanh có tác dụng làm giảm sự hấp thu lipid trong ruột non, chống lại quá trình oxy hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Cách dùng: Chuẩn bị 300-500 gram lá trà xanh tươi, rửa sạch, để ráo nước, hãm với 1 lít nước uống cả ngày.
Lá sen
Lá sen (Nelumbo nucifera) là lá tươi hay phơi khô của cây Sen.

Chất chiết xuất từ lá sen có thể làm giảm trọng lượng cơ thể, bảo vệ gan, ức chế sự tích tụ chất béo và giảm mỡ máu thông qua:
- Làm giảm nồng độ alanin aminotransferase (ALT)
- Giảm Aspartate transaminase (AST)
- Giảm Phosphatase kiềm (AKP) trong huyết thanh
- Giảm nồng độ cholesterol toàn phần (TC)
- Giảm triglycerid (TG)
- Giảm LDL-c
- Và tăng nồng độ HDL-c trong huyết thanh
Cách dùng: Lấy lá tươi hay phơi khô rửa sạch, để ráo nước, hãm nước uống hết trong ngày. Duy trì uống trong vòng 6 tháng
Táo mèo
Táo mèo (Docynia indica) hay còn gọi là quả sơn tra được trồng nhiều ở núi rừng Tây Bắc Việt Nam. Các thành phần có trong quả táo mèo có tác dụng giảm béo, chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và hạ mỡ máu tốt.
Cách dùng: Dùng quả tươi hoặc ngâm rượu uống
Bồ công anh
Bồ công anh (Taraxacum officinale), một loại thảo dược mọc dại, phổ biến và dễ tìm ở nước ta. Dược liệu này có tác dụng giảm đau, chống viêm, lợi mật, lợi tiểu, hạ huyết áp.
Ngoài ra, lá bồ công anh là bài thuốc chữa bệnh mỡ máu rất hiệu quả nhờ vào hoạt động của enzym chống oxy hóa trong huyết tương, giảm cholesterol toàn phần, LDL-C và tăng HDL-C.
Cách dùng: Lấy 20g lá bồ công anh khô rửa sạch, để ráo, hãm với 500ml nước rồi đem uống. Hoặc dùng lá tươi luộc ăn thay rau.
Những bài thuốc chữa bệnh mỡ máu theo Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, bệnh mỡ máu có bệnh danh là Đàm thấp. Bệnh lý gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: ẩm thực bất điều, lười vận động kéo dài, rối loạn tình chí (yếu tố tinh thần).
Dựa vào bản chất, gốc rễ của bệnh mà lại dùng các bài thuốc khác nhau. Dưới đây là 3 bài thuốc Đông y (cổ phương) hay được sử dụng:
Lục quân tử thang (Hòa tễ cục phương)
Bài thuốc gồm có các vị:
Đẳng sâm 12g | Phục linh 12g |
Bạch truật 12g | Chích cam thảo 4g |
Trần bì 8g | Bán hạ chế 8g |
Người bệnh xét nghiệm có rối loạn lipid máu nặng gia thêm: Sơn tra, ngưu tất, hà thủ ô…
Bài thuốc dùng trong trường hợp:
- Tỳ hư sinh đàm thấp có các triệu chứng như người mệt mỏi, ăn kém, không muốn ăn, bụng đầy
- Người thường béo bệu, nặng nề
- Đại tiện phân nát
- Rêu lưỡi trắng dày, nhờn, lưỡi bệu, có vết hằn răng.
Cách dùng: Tất cả sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Thực tỳ ẩm (tế sinh phương)
Bài thuốc gồm có các vị:
Bạch truật 12g | Bắc mộc hương 6g |
Hậu phác 8g | Mộc qua 8g |
Binh lang 4g | Phụ tử chế 4g |
Thảo quả 8g | Can khương 4g |
Phục linh 16g | Chích cam thảo 4g |
Sinh khương 3 lát | Đại táo 3 quả |
Bài thuốc dùng trong trường hợp: Tỳ thận lưỡng hư có các triệu chứng như người lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt nhợt, lưng gối đau mỏi, người có cảm giác nặng nề, đại tiện phân thường nhão não, đi tiểu ít, bụng thường có cảm giác đày chướng, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhờn. Thể bệnh này thường gặp ở người cao tuổi thừa cân, béo phì.
Cách dùng: Tất cả sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Kỷ cúc địa hoàng hoàn (Tiểu nhi thược dược chứng trực quyết)
Bài thuốc gồm có:
Thục địa 16g | Đan bì 8g |
Sơn thù 12g | Phục linh 8g |
Trạch tả 12g | Hoài sơn 12g |
Kỷ tử 12g | Cúc hoa 12g |
Bài thuốc dùng trong thể: Can thận âm hư có các triệu chứng như người bệnh thường váng đầu, chóng mặt, hay quyên, thường mất ngủ, ù tai, miệng và họng khát khô, hay đau tức vùng mạng sườn, lưng gối đau mỏi, nữ giới kinh nguyệt thường ít, chất lưỡi đỏi, rêu lưỡi vàng mỏng.
Cách dùng: Tất cả sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy đến gặp bác sỹ Đông y để được khám, kê đơn, gia giảm các vị thuốc phù hợp với từng thể trạng và triệu chứng lâm sàng người bệnh.
Trên đây là 10 bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ chúng tôi gửi đến bạn đọc tham khảo. Bên cạnh đó, hãy kết hợp sử dụng sản phẩm KYOMAN chiết xuất hoàn toàn từ bộ đôi thảo dược quý Cam Bergamote và Nần nghệ chuẩn hóa để mỡ máu không còn là nỗi lo.